Đọc thêm : Con ho dai dẳng khi trời nồm
Cách phát hiện nguyên nhân bệnh dị ứng da:
Để việc xử lý được kết quả tốt , Bạn có thể phát hiện ra nguyên nguyên nhân gây bệnh bằng cách đơn giản sau
Cách phát hiện nguyên nhân gây bệnh mề đay bằng thực phẩm bằng phương pháp loại trừ:
Ban đầu bạn ăn trong ba tuần các loại đồ ăn lành tính như cà rốt, khoai tây, bầu bí, đậu...có thể uống trà, cà phê không sữa. Nếu mề đay không xuất hiện thì ăn thêm những món ăn bạn nghi ngờ. Ăn đến loại nào mà bị nổi mề đay thì đó là nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân và loại trừ cũng khá khó khăn. Vì có những loại khi ăn vào không bị phát bệnh ngày mà phải thời gian sau mới phát bệnh. Lời khuyên nên tăng cường miễn dịch để chống lại những tác động từ môi trường cũng như chức năng gan thận cho cơ thể để phòng ngừa cũng như xử lý thành công bệnh mề đay, tăng cường chức năng đào thải cũng như thanh lọc cơ thể các chất độc gây bệnh
Theo diễn biến của bệnh thì người ta đã chia phân loại bệnh dị ứng như sau:
Nổi mề đay cấp tính: Nổi lên và lặn rất nhanh. Nếu nhẹ thì không kèm theo triệu chứng gì, còn nếu nặng có thể kèm theo sốt cao… Nguyên nhân có thể là do thức ăn gây dị ứng, côn trùng cắn, dị ứng thuốc…
Nổi mề đay mãn tính: Có thể nói nó khiến nhiều bạn khổ sở vì sau hàng tháng vẫn không chịu rời xa. Việc xác định nguyên nhân gây ra nổi mề đay là gì rất khó.Các bác sĩ cho rằng, có thể là do nhiễm ký sinh trùng, bệnh về tuyến giáp trạng, hay các bệnh về máu…
Chế độ ăn kiêng cho người bị bệnh mề đay nổi mẩn ngứa :
Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
- Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.
- Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước.
- Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...
- Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...
- Đối với trẻ em: Cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...
Nguồn : https://viemamidanhocmu.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét